CHỈ CẦN THAY ĐỔI CÂU HỎI BẠN THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH?

Hầu hết tôi nhận thấy những người không có nhiều thứ trong cuộc đời vì họ không biết điều mình muốn có là gì? Hơn nữa dạo này tôi thường hay nghe những câu hỏi: ” Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn?” Khi tôi nghe được câu hỏi hầu hết xuất phát từ ” Làm thế nào?” tức tôi nhận biết được đối phương đang lâm vào tình trạng bế tắc. Tôi ngậm ngùi nhìn lại: Đó là con người của tôi trước đây tôi đã từng trải qua. Có lần còn 500 Yên trong túi, lúc đó, câu hỏi xuất hiện đầu tiên trong đầu tôi là: “Làm thế nào?”. Bởi chính câu hỏi này đã đưa mình vào con đường bế tắc. 


Sau này tôi mới biết điều đâu tiên cần làm là xác định Ikigai và biết được sức mạnh của sự tập trung. Sự tập trung tạo nên tất cả những gì chúng ta đang có. Khi thay đổi điều tôi tập trung, tôi sẽ làm thay đổi cái chất lượng sống của chính mình. Cho nên khi chúng ta nhìn vào một sự vật một hiện tượng, chúng ta xu hướng tập trung vào điều xấu trước, điều tốt sau. Hoặc chỉ tập trung vào điều xấu và ngược lại. Chính sự tập trung vào điều gì sẽ tạo ra cuộc đời khác nhau của mỗi chúng ta. 
Còn Ikigai là một từ tiếng Nhật, nó được viết bởi bốn kí tự có thể tạm dịch là “sự sống”, “những gì xứng đáng”, “sự ưu tiên, khởi xướng”. Nói một cách khác đó là: có một lý do đẹp để thức dậy mỗi sáng, làm cái gì đó đem lại cho cuộc sống một ý nghĩa và khiến nó trở nên vui thú.

Rốt cuộc, chẳng phải ý nghĩa của cuộc đời là thứ đem lại cho ta nguồn động lực sống sao? Nếu sống một ngày trọn vẹn phải chăng là cảm nhận được niềm vui mỗi ngày hay sao? Đến mãi sau này đi học nhiều, gặp gỡ càng nhiều người thì tôi mới nhận biết rõ.  

Tập trung hết sức lực vào việc trèo qua sườn núi tuyết


Khái niệm này xuất phát từ Okinawa, một hòn đảo  ở Nhật Bản, nổi tiếng bởi số lượng người dân sống thọ trăm tuổi. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, ngoài cách thức ăn uống, sinh hoạt được tuyên truyền rộng rãi, người dân đảo Okinawa còn có một bí mật khác: mỗi người đều được khuyến khích để tìm ra Ikigai của mình và hoàn thành nó. Xét về phương diện văn hoá, ở Nhật Bản điều này quan trọng đến mức rất đông người đã đến tuổi về hưu vẫn tiếp tục làm việc. Chẳng hạn như bằng cách trồng cây lúa, những người lớn tuổi đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống bên ngoài, truyền cho thế hệ trẻ sự tôn trọng đối với thiên nhiên, chăm lo được cho gia đình, từ đó họ cảm thấy mình sống và có ích. Ikigai có thể xem như là một chiếc la bàn cho phép mọi người tìm ra được cuộc sống mà họ cảm thấy tốt đẹp và đem lại nhiều lợi ích. Có thể nói rõ ràng hơn là đem lại sự hài lòng của cá nhân nhưng cùng lúc đó thực hiện một lý tưởng vượt ra phạm vi bên ngoài cá nhân. 


Nhiều khi ta phải nhọc công tìm kiếm một khái niệm của cuộc sống. Trong thời đại mà đôi khi còn người bị dồn vào mức thay đổi công việc, tự tu dưỡng, tự tích đức. Điều quan trọng hơn là đem lại một ý nghĩa biết được lý do ta sinh ra, biết được lý do ta ở đây. Thực sự là bản thân mình muốn gì và phải truyền tải những gì đến thế giới mình đang sống. Đó là chính xác điều chúng ta cần. 
Vậy việc chúng ta cần làm là tìm ra Ikigai và thay đổi câu hỏi cho chính mình. Thay đổi câu hỏi thay đổi chính cuộc sống. Nâng cấp câu hỏi sẽ nâng cấp chất lượng sống. Điều gì sẽ làm cho câu hỏi trở nên tuyệt vời hơn. 

Bạn sẽ đặt câu hỏi gì khi đứng trên ngọn núi tuyết này?


Trở lại câu hỏi ban đầu chúng ta có thể đặt câu hỏi: Làm thế nào tôi có thể kiếm được nhiều tiền và giúp đỡ được nhiều người? Tức qua câu hỏi đó, bản thân mình vừa đạt được điều mình muốn và vừa có cảm xúc tuyệt vời. Tất cả những nhà thành công đều có chung 3 công thức bằng cách đặt câu hỏi và sự tập trung. Đó là:

  1. Họ biết rõ ràng điều họ mong muốn? Hay còn gọi là mục tiêu. Đây là điều đầu tiên thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn ở cuộc sống hiện tại. Ví dụ tôi có gặp bạn đầu bếp, bạn hỏi tôi rằng: Làm thế nào để tôi trở thành người nổi tiếng? Tôi hỏi lại: Thế nổi tiếng là làm gì? Bạn đầu bếp trả lời: Nổi tiếng là đem công thức nấu ăn cho đến nhiều người. Sau đó tôi hỏi: Thế là bạn muốn nổi tiếng hay muốn đem công thức nấu ăn cho đến nhiều người? Sau một hồi bạn ấy lại trả lời đem công thức nấu ăn cho đến nhiều người, không cần nổi tiếng? Qua đó chứng tỏ anh đầu bếp cũng không biết rõ mục tiêu của mình là gì?
  2. Mục đích là gì? Bản thân phải trả lời được câu hỏi: tại sao chúng ta phải làm điều đó? Tại sao tôi phải hoàn thành điều đó? Hoặc tại sao tôi phải đạt được mục tiêu đó? Càng hiểu lý do tại sao chúng ta lại càng có động lực mạnh mẽ 
  3. Họ Biết rõ những gì cần làm để điều này diễn ra? Chúng ta phải sẵn sàng hành động mạnh mẽ cho đến khi kết quả nó diễn ra. Chúng ta phải trả lời được những câu hỏi đâu là những hành động cụ thể tôi phải làm để đạt được điều tôi muốn. Những điều đang làm không tạo kết quả mong muốn thì loại bỏ đi và ngược lại những điều có kết quả thì làm nhiều hơn. 

Và tất cả những câu hỏi trên chính bạn là người trả lời nó chứ không thể ai khác vào thay thế. Việc phát hiện nó đòi hỏi là một cuộc đòi hỏi đào sâu tìm kiếm, tìm hiểu sâu trong chính con người của mình và bản thân mình phải ý thức dành thời gian cho nó. Đơn giản mỗi người là một cá thể khác nhau, có một nguồn lực và môi trường khác nhau, không ai giống ai. Hãy quan sát thế giới bằng một góc nhìn mới mẻ. Đôi khi miệt mài dấn thân vào những hoạt động để thử thách bản thân mình, sống trải nghiệm. Đôi khi cũng không nên quá lo lắng về sự lãng phí thời gian. Nếu bạn không làm gì cả bạn sẽ không bao giờ biết Ikigai của mình.  Hãy khiến bản thân mình ngạc nhiên về mình và từ từ đón nhận con đường đi đầy thú vị, nhiều niềm vui và phong phú. 

Ảnh là kỉ niệm chuyến đi thử thách trải nghiệm của bốn thành viên leo núi tuyết. Trải nghiệm việc mình chưa bao giờ làm bạn sẽ gặp con người mới của bản thân và yêu thương nó hơn những gì có thể làm được. Đối với thành công của chuyến đi tôi cũng tự đặt ba câu hỏi trên cho chính mình và chuyến leo núi thành công hơn cả sự mong đợi.

Leave a comment

KAORINGUYEN.LAND © 2024. All Rights Reserved.