Bạn mong muốn cuộc sống của bạn ở góc phần tư nào? Tản Mạn trong “Doanh Nghiệp Của Thế Kỷ 21”

Để bắt kịp với những thay đổi như vũ bão của công nghệ thông tin chuẩn bị bước sang 5.0 như hiện nay, cũng như làn sóng Hậu Covid, mình chợt nghĩ chắc mình cần phải nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn. Nhưng để không tiến hóa thành một cỗ máy vô tri – vô giác, mình cũng cần phải sống chậm lại và nghĩ khác đi. Cơ mà đứng trước những biến thiên của thời đại mới, mình nên làm gì? Hay tự biến mình thành một start-up với đầy sự nhiệt huyết và đầy tham vọng của tuổi trẻ? Vô tình mình tìm được giải đáp trong Doanh nghiệp của thế kỉ 21 của tác giả Robert Kiyosaki. (Mình xin phép gọi là Bác Robert). Với lại, NHỮNG ĐIỀU MÌNH HỌC HỎI THEO GÓC NHÌN LĂNG KÍNH CỦA CÁ NHÂN mà thôi không đúng không sai với bất kỳ ai.

Bác Robert được biết đến như là một nhà đầu tư, doanh nhân và đồng thời là một tác giả viết sách nổi tiếng. Bộ sách đầu tay Dạy con làm giàu của ông đã gây được tiếng vang lớn khi luôn dẫn đầu danh sách bán chạy theo tờ The New York Times và được xem là “sách viết về kinh doanh bán chạy nhất mọi thời đại.” Dù mỗi quyển sách được khai thác ở những khía cạnh khác nhau của việc kinh doanh, nhưng tất cả đều cùng hướng đến một thông điệp mà chính tác giả Robert Kiyosaki rất tâm đắc: “Phải có trách nhiệm với tình hình tài chính của bạn – hoặc làm quen với việc thực hiện mệnh lệnh trong suốt quãng đời còn lại. Bạn hoặc là chủ nhân của đồng tiền hoặc là nô lệ của nó. Điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của bạn.”

Trong quyển Doanh nghiệp của thế kỉ 21, Bác Robert đưa ra lý do tại sao chúng ta cần phải tạo dựng doanh nghiệp riêng của mình (bao gồm việc thay đổi loại hình doanh nghiệp, thay đổi tư duy làm giàu đúng đắn và cách thức tìm kiếm phương tiện xây dựng doanh nghiệp phù hợp với bản thân mỗi người). Hãy cùng mình khám phá những giải đáp qua những câu hỏi lớn mà tác giả đã đặt ra trong quyển sách, để từ đó mỗi người có những chiêm nghiệm riêng cho sự phát triển của bản thân trong tương lai.

Cuốn sách nhấn mạnh rất nhiều về cách suy nghĩ của một người làm kinh doanh. Mình thấy rằng cho dù bạn là nhân viên văn phòng, kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, công nhân, chủ doanh nghiệp thì mình tin trong thâm tâm bạn luôn khát khao làm một điều gì đó mới mẻ trong cuộc sống. Có cái gì đó khát khao cháy bỏng muốn được tự do làm tất cả những điều mình yêu thích. Chẳng hạn như là đi phượt, nghiên cứu hội họa, âm nhạc, văn hóa, ẩm thực, nuôi dạy con, làm từ thiện, kết nối bạn bè, học nhiều ngoại ngữ và đi du lịch khắp nơi trên thế giới, hoặc tới những nơi mà chưa ai từng đến, gặp những con người mà bạn chưa từng gặp, được cảm nhận, được chia sẽ, được yêu thương, được thách thức.

Rồi bạn biết không? Mỗi người chúng ta phải đấu tranh dữ lắm mới được thụ thai, đấu tranh dữ lắm giữa bố và mẹ thì mình mới sinh ra. Và mình đã sinh ra đã mang trong mình dòng máu của con chiến thắng. Vũ trụ đã sinh ta ra là muốn trao cho mỗi chúng ta một SỨ MỆNH ĐẶC BIỆT, một sứ mệnh góp phần thay đổi một thứ gì đó trong cuộc sống, ít nhất là thay đổi bản thân 1% chính bản thân mình mỗi ngày. Bạn được trao cho những năng lực mà không bất cứ ai trên cõi trần này có, đó là khát khao, niềm đam mê, tình yêu thương và giá trị mà bạn có thể để lại cho cuộc đời này.

Đôi khi cuộc đời bảo chúng ta ra không muốn chúng ta ngồi đó đầu hàng số phận, không muốn chúng ta ngồi đó chờ một ai đến giải cứu chúng ta, chúng ta sinh ta ra để ta CHỦ ĐỘNG LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI MÌNH. Bác Robert cũng chỉ ra rất rõ nếu bạn mong muốn sống một cuộc đời mà bạn đáng được sống và bạn có thể làm chủ được cuộc đời của mình.

Rất nhiều người đến với thế giới kinh doanh, thế giới nghệ thuật, thế giới ẩm thực, hội họa bằng lòng khát khao tài chính. Nhưng bạn có biết, chính NHỮNG GIÁ TRỊ về NHÂN CÁCH mà con người chúng ta mang lại cho cuộc sống này mới chính là thứ dẫn dắt bạn đến bến bờ hạnh phúc trọn vẹn. Đừng ngồi không và CHỜ nữa, hãy bắt đầu hành động cho chính CON NGƯỜI BẠN, GIÁ TRỊ DANH GIÁ CON NGƯỜI của bạn.

Theo dự đoán, với công nghệ 4.0 và 5.0 sắp diễn ra, thế giới sẽ tạo ra những cơn lốc xoáy, biến tất cả trở về thế giới phẳng. Thế giới mà tất cả được chia sẽ trên một nền tảng chung. Lúc đó không còn văn phòng thực, mà nhà của dân chính là văn phòng làm việc. Nơi mà các hãng taxi vận tải phải mất đi nhường chỗ cho phương tiện vận tải của dân tự kết nối phục vụ cho nhau. Nơi mà nhân viên văn phòng sẽ dần biến mất bởi thay thế bởi robot và lực lượng lao động của toàn xã hội được kết nối với nhau.

Bác Robert chia sẻ “công việc ổn định là một khái niệm nực cười, thật buồn cười cho những ai còn tin vào nó”. Với 4.0, đã có hàng triệu người sẽ bị mất việc trong 1 đêm, và họ phải tìm PHƯƠNG ÁN GIẢI CỨU từ thế giới phẳng.

“Chúng ta đang sống trong những thời kỳ khó khăn. Vài năm trở lại đây, một nỗi sợ hãi hoang mang triền miên cứ đeo bám theo chúng ta qua các chương trình thời sự, từ trong phòng họp cho tới các bàn ăn trên khắp nước…”

trích dẫn từ những câu đầu tiên của sách.

Bác cũng nhấn mạnh: Con người ta luôn đổ lỗi cho tất cả trừ bản thân mình. Điều này sẽ không giúp bạn vượt qua khó khăn ấy, sự than vãn hay kêu ca chỉ làm cho bạn đứng giậm chân một chỗ hoặc ngày càng lún sâu vào một tương lai không chắc chắn. Ngừng phán xét và đổ lỗi do hoàn cảnh, ngân hàng hay chính phủ. Hãy sẵn sàng đứng dậy tự mình tạo dựng một tương lai và làm chủ cuộc đời bạn ngay từ bây giờ.

THỜI ĐẠI ĐÃ THAY ĐỔI

Bản thân mình sinh ra và lớn lên được dạy giống như bác chia sẻ

Khi còn bé tôi cũng được bố mẹ dạy về công thức thành công y như những gì có thể bạn cũng được học: Đến trường, học hành chăm chỉ và đạt thành tích tốt để có thể kiếm được một công việc đảm bảo, được trả lương cao với nhiều lợi ích – và công việc sẽ chăm lo cho con.

Bác Robert chia sẻ thêm:

“Nhưng đó là tư duy của Thời đại Công Nghiệp, trong khi chúng ta không còn trong thời đại đó nữa. Công việc sẽ không chăm lo cho bạn được nữa. Chính phủ cũng không chăm lo cho bạn. Sẽ chẳng có ai chăm lo cho bạn. Chúng ta đã bước sang một thế kỉ mới và quy luật đã thay đổi.”

Và bây giờ, chúng ta đang ở trong Thời đại Thông Tin 4.0

2. BẠN ĐANG Ở GÓC PHẦN TƯ NÀO?

Kim tứ đồ là gì? Giá trị cốt lõi của từng nhóm? 

Hình ảnh tượng trương về Kim tứ đồ

Kim tứ đồ là một bảng phân loại gồm bốn nhóm L – T – C – Đ tương ứng với từng nhóm đối tượng Người làm công – Người làm tư – Chủ doanh nghiệp – Nhà đầu tư. Mỗi người trong chúng ta đều có một vị trí riêng trong bốn vị trí của kim tứ đồ hoặc cũng có thể đồng thời có mặt ở những vị trí khác nhau. Nhưng quan trọng hơn hết, kim tứ đồ giữ vai trò như một hệ quy chiếu để mỗi chúng ta soi mình vào đó để biết rõ vị trí thực tại của bản thân và hoạch định kế hoạch cho sự phát triển tương lai.

Người làm công (L) kiếm tiền thông qua một công việc hoặc làm việc cho người khác hoặc một công ty nào đó.

Người làm tư (T) kiếm tiền bằng cách làm việc cho bản thân họ, hoặc là tự mình điều hành; hoặc là thông qua cơ sở do chính mình sở hữu.

Chủ doanh nghiệp (C) sở hữu một doanh nghiệp lớn (thường có từ 500 lao động trở lên) tạo ra tiền.

Nhà đầu tư (Đ) kiếm tiền từ nhiều khoản đầu tư khác nhau – hay nói cách khác tiền càng tạo ra nhiều tiền hơn.

Mỗi góc phần tư trong kim tứ đồ sẽ có giá trị cốt lõi khác nhau. Ở góc phần tư Người làm công (L) thì giá trị cốt yếu của họ chính là sự ổn định; những người làm công tìm kiếm một công việc ổn định với nhiều phúc lợi và rất e dè với sự mạo hiểm khi tham gia đầu tư. Đối với những người trong góc phần tư Người làm tư (T), giá trị cốt lõi của họ là sự độc lập; họ tâm niệm rằng “Nếu bạn muốn việc gì đó được làm tốt, hãy tự mình làm nó”. Trong khi những người thuộc góc phần tư T muốn trở thành “chuyên gia” trong lĩnh vực của chính họ thì những người thuộc góc phần tư Chủ doanh nghiệp (C) lại luôn tìm kiếm những người tài giỏi tham gia vào doanh nghiệp của họ, bởi họ lấy sự giàu có làm nền tảng cốt lõi cho mọi nỗ lực phát triển. Còn đối với góc độ Nhà đầu tư (Đ), họ thích đồng tiền phải làm việc thay chính họ, hay nói cách khác, giá trị cốt lõi của họ là sự tự do về tài chính.

Bạn đang ở góc phần tư nào? Tại sao cần phải làm chủ nguồn thu nhập? Tại sao phải cần phải làm chủ một công việc kinh doanh?

Bạn mong muốn cuộc sống của bạn ở góc phần tư nào?

Bạn mong muốn cuộc sống mình ở đâu trong Kim tứ đồ

“Nếu bạn muốn trở nên giàu có, bạn phải hành động. Bạn không cần một công việc mới mà bạn cần phải có một địa chỉ mới.”

Đã đến thời điểm bạn phải rời bỏ các góc phần tư bên trái của Kim Tứ Đồ và chuyển sang góc phần tư C và Đ.

Làm chủ nguồn thu nhập của bản thân sẽ giúp chúng ta tồn tại và đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Không những thế, việc tự kiểm soát thu nhập cá nhân còn là phương thức tự rèn luyện khả năng quản lý chính bản thân mình, “quản lý nguồn chi tiêu hợp lý và bước nền tảng quan trọng để chuẩn bị bước sang các góc phần tư Chủ doanh nghiệp (C) và Nhà đầu tư (Đ)”.

Góc phần tư C là nơi thích hợp để bắt đầu xây dựng sự giàu có thực sự. Đó cũng chính là nơi chúng ta được tự do kiểm soát cuộc đời và số phận của mình, được tự do với công việc mà chính bản thân mình yêu thích mà không phải chịu sự rào cản về giờ giấc hay những quy tắc khắt khe của công ty khiến chính bạn cảm thấy bị gò bó và áp lực. Làm việc chăm chỉ như những người làm công chỉ để kiếm tiền sẽ không thể nào xây dựng được cho chúng ta một sự giàu có đích thực và vững chắc được. “Bởi lẽ những người làm việc ngày càng chăm chỉ hơn lại ngày càng bị đánh thuế cao hơn, và họ sẽ lại phải làm việc cật lực hơn nữa để kiếm được nhiều tiền hơn.”

Đừng để những tư duy lối mòn của thế hệ trước ảnh hưởng tiêu cực đến mỗi chúng ta. Trong thời đại này, mọi quy luật xưa cũ đã và đang dần được thay thế. Chẳng có bất kì một thứ gì gọi là sự ổn định công việc cả. Nếu đã từng có những năm tháng leo lên từng nấc thang ở tập đoàn, đã bao giờ chúng ta dừng lại để quan sát không? Kết cục của những người đi trước? Bạn có cảm thấy mệt mỏi và chán ngán với việc phải nỗ lực hết sức nhưng thành quả thực sự có đáng với công sức bỏ ra khi bạn chỉ đang đi theo sau lưng người khác? Vậy còn chần chừ gì nữa mà không nắm bắt cơ hội làm chủ doanh nghiệp, làm chủ chính mình. Philip Kotler – người được mệnh danh là cha đẻ của ngành Marketing hiện đại – từng nhận định: “Vấn đề chủ yếu không phải nằm ở thị trường kinh tế. Nó nằm ở chính bạn có dám làm hay không?

Làm sao để bước qua bên phải của “Kim tứ đồ”?

Để bước qua bên phải của “Kim tứ đồ”, điều mà mỗi chúng ta cần làm là thay đổi tư duy của Người làm công hay Người làm tư thay vì “Làm việc để có một công việc” để có một thu nhập ổn định mà là “Hãy tạo dựng tài sản” để có sự tự do – hạnh phúc – giàu có thực sự. Tài sản là thứ làm việc cho bản thân mình, nhờ vậy mà chúng ta không cần phải làm việc trong quãng đời còn lại.

Bác Robert đã đưa ra tám giá trị tạo dựng sự giàu có mà mỗi doanh nghiệp nên cân nhắc để áp dụng vào thực tiễn:

Giá trị #1 Giáo dục kinh doanh trong thực tế.

Giá trị #2 Con đường hiệu quả để phát triển cá nhân.

Giá trị #3 Những người bạn chia sẻ ước mơ và giá trị cùng bạn.

Giá trị #4 Sức mạnh mạng lưới của riêng mình.

Giá trị #5 Một doanh nghiệp bản sao có khả năng mở rộng.

Giá trị #6 Những kỹ năng lãnh đạo vô địch.

Giá trị #7 Cơ chế để tạo dựng sự giàu có thực sự.

Giá trị #8 Những ước mơ lớn và khả năng thực hiện ước mơ.

Trong số những giá trị mà Bác đề cập đến, riêng cá nhân mình, giá trị #2 là quan trọng hơn cả. Bởi lẽ doanh nghiệp muốn thành công thì nền tảng cốt lõi cần được dựng xây từ yếu tố quan trọng: Kinh tế và con người. Nếu nền tảng kinh tế vững chắc được xem là chiếc xe đang lăn bánh về đích thì con người – chủ nhân của những chiếc xe ấy – chính là phần định hướng thiết yếu để xe đi trúng hướng, nhanh và xa hơn. Nói cách khác, con người là linh hồn của mỗi thương hiệu, mỗi doanh nghiệp.

Đầu tư vào con người, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, là đầu tư thông minh nhất để có thể trở nên giàu có đích thực. Trở nên giàu có không phải là việc bỏ đồng xu may mắn vào đúng cỗ máy đánh bạc. Và bạn không phải đơn giản tìm một cách thức mới để kiếm thêm nguồn thu nhập bổ sung. Thực tế bạn phải thay đổi giá trị cốt lõi của mình. Đó không chỉ là việc thay đổi những gì bạn làm mà theo một cách thức rất thực tế là bạn phải thay đổi chính con người mình.

Đâu là lý do khiến nhiều người thất bại trong lĩnh vực kinh doanh?

Không phải ai đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh cũng có thể nhanh chóng tạo được tốc độ tăng trưởng đột phá như mong muốn. Nhiều người đã từ bỏ ngay những phút giây đầu tiên của thử thách. Vì sao vậy? Thiếu kiến thức kinh doanh và quản lý? Thiếu kinh nghiệm thực chiến trên thương trường?… Và con một ngàn lẻ một lý do khác nữa. Nhưng điều quan trọng mà tác giả muốn nhấn mạnh ở đây đó chính là: DO CHÍNH CHÚNG TA.

Mìinh xin mượn lại ý kiến đã đề cập phía trên:

“Vấn đề chủ yếu không phải nằm ở thị trường kinh tế. Nó nằm ở chính bạn có dám làm hay không.” Chính bản thân mỗi người có dám đương đầu trước biển cả cuộc đời. Mỗi chúng ta đều mang những ước mơ làm giàu, ôm mỏ neo nằm mộng những chân trời xa; nhưng khi vừa đặt chân ra bể lớn, chúng ta lại sợ sóng to vỡ thuyền.

Trong mỗi chúng ta đều có một người chiến thắng và một kẻ thất bại, một gã giàu và một thằng nghèo kiết xác, một con người hiện ra và một con người luôn núp bóng. Đó thực sự là một trận chiến.

Lý do mà hầu hết mỗi người chỉ đạt đến trạng thái “gần chạm đến thành công” là do chính họ đã để kẻ thất bại ngự trị. Trong cuộc đấu tranh diễn ra nội tại bên trong mỗi người, kẻ thất bại luôn khôn khéo hơn cả, nó luôn chiêu dụ ý thức sa ngã vào những thứ vui vô bổ, những điều vô nghĩa và dần dà làm tê liệt ý thức phản kháng. Hãy nhớ rằng ai kiên trì cho người chiến thắng lộ diện sẽ chiến thắng. Không phải điều gì khác, mà chính trong ý thức của mỗi chúng ta phải thực sự mạnh mẽ để khắc chế được kẻ thất bại vốn luôn chực chờ bên trong.

Người chiến thắng xuất hiện đối phó với rủi ro. Còn kẻ thất bại chỉ nghĩ đến an toàn và đảm bảo. Kẻ thất bại luôn càu nhàu và than vãn về an toàn và đảm bảo – rồi cuối cùng gặp bế tắc trong công việc và không bao giờ thực sự an toàn hay đảm bảo.

3. TƯ DUY CỦA DOANH NHÂN

Sau khi từ bỏ tính đảm bảo công việc truyền thống và tự mình trở thành một doanh nhân- nhng người giàu nht trên trái đt. Những câu hỏi mà hầu hết tất cả mọi người bị ám ảnh:

Làm thế nào đ tôi có th tìm được các nhà đu tư?

Tôi làm như thế nào đ có th huy đng được vn?

Bác Robert khẳng định rằng:

“Bạn không cần phải huy động vốn để tạo dựng doanh nghiệp bởi vì đã có người làm việc đó cho bạn. Nhưng bạn cần phải gây dựng doanh nghiệp của mình!”

Bạn phải trở thành một doanh nhân, tự chèo lái cuộc đời bạn. Bởi không phải những doanh nhân sinh ra đã là những con người như thế hay là một người đặc biệt, có phép màu mà sự thật họ đã phải đấu tranh, phát triển để đạt được điều đó. Bạn cũng có thể thực hiện được điều đó.

“Cần phải can đảm để khám phá, phát triển và cống hiến tài năng của bạn cho thế giới.” 

4. KINH DOANH MẠNG- LĨNH VỰC KINH DOANH CỦA TƯƠNG LAI

Theo bác Robert thì Kinh Doanh Theo Mạng sẽ là lĩnh vực kinh doanh của tương lai. Do đó Doanh nghiệp của thế kỷ 21 là những doanh nghiệp đi theo mô hình kinh doanh này.

Kinh Doanh Theo Mạng được hiểu ngắn gọn là thay vì việc phải chi tiêu hàng đóng tiền cho các đại lý kinh doanh các kênh tiếp thị để quảng bá sản phẩm, thì các doanh nghiệp hãy chi trả cho những người yêu thích sử dụng sản phẩm nhất để họ nói cho những người khác về sản phẩm đó.

“Một trong những thế mạnh của kinh doanh theo mạng là ở chỗ nó vén bức màng bí mật lên và bắt đầu chỉ cho bạn cuộc sống ở góc phần tư C”

THÔNG ĐIỆP CỦA BÁC ROBERT KIYOSAKI

Kết thúc cuốn sách này, Robert Kiyosaki muốn gửi một thông điệp đến thế giới rằng:

“Đã đến thời điểm mọi người trên khắp thế giới phải có một cơ hội bình đẳng để có được một cuộc sống giàu có và đầy đủ chứ không phải dành cả cuộc đời làm lụng vất vả chỉ để phục vụ cho những người giàu ngày càng giàu thêm.

Rèn luyện chính bản thân mình là điều cần thiết để có thể làm chủ doanh nghiệp. Chúng ta càng dễ dãi với bản thân bao nhiêu, tỉ lệ thất bại của bạn càng lớn bấy nhiêu. Khi bản thân không thể tự chủ, không thể vượt qua những rào cản của chính mình, ta sẽ khó có thể chạm đến được sự giàu có và hạnh phúc đích thực. Chỉ khi làm chủ chính bản thân, con người mới có thể làm chủ đồng tiền và để đồng tiền làm việc. Chúng ta là chủ của đồng tiền, không phải là nô lệ của chúng!

Khóc lóc hay kêu ca không giải quyết được gì cả. Ở thời đại mới, bạn phải tự biết nỗ lực hết mình để biết ước mơ kinh doanh thành hiện thực. Bạn có ước mơ làm giàu, bạn không thể nào sống mãi ở góc phần tư của Người làm công hay Người làm tư mãi được. Đã đến lúc, mỗi người phải tạo dựng sự nghiệp riêng của chính mình. Hãy thay đổi để tạo nên sự đột phá, vì chính bạn đang nắm trong tay vận mệnh của tương lai.

Nếu bạn nào quan tâm mình và có đọc cuốn sách trên thì cùng nhau chia sẻ những kiến thức trogn cuốn sách nhé.

Chủ nhật Tokyo an lành 2020.06.21

Leave a comment

KAORINGUYEN.LAND © 2024. All Rights Reserved.