BỞI VÌ YÊU THÍCH NÊN TA MỚI CÓ ĐỘNG LỰC

Mọi người luôn tự hỏi những vấn đề sau không nhỉ?

Làm thế nào chúng ta thích ứng được với tiêu chuẩn của xã hội, hành xử một cách thoả đáng, khống chế lời nói hành vi của bản thân cũng như nâng cao khả năng kiểm soát để thực hiện tự kiểm soát mục tiêu đề ra? Thật ra, xét từ góc độ cá nhân nhưng vấn đề kể trên nhiều khi đòi hỏi chúng ta phải kiểm soát bản thân nhưng ta thường không hề thích thú với việc này. Ví dụ như chúng ta thích dậy sớm, nhưng ta thường phải chống chế thời gian nghỉ ngơi và làm việc của mình. Chúng ta không thích đồ ăn ít dầu ít muối nhưng vì sức khỏe của bản thân ta không thể kiềm chế việc ăn uống chúng ta không thích tăng ca nhưng luôn bắt mình phải hoàn thành công việc được giao. Buộc bản thân làm những chuyện mình không thích sẽ làm hao mòn ý chí. Bởi vì không hề hứng thú với những việc này nên chúng ta không có động lực để hành động.

Thế nhưng, chẳng lẽ không có cách nào để làm cho bản thân trở nên tích cực chủ động hơn sao? Dĩ nhiên không phải như vậy? Chỉ cần sinh ra niềm vui thích với một việc nào đó, ta sẵn sàng chấp nhận và dồn hết sinh lực cho nó. Sự thay đổi này chính là do niềm cảm hứng mang lại. Nâng cao cảm hứng của cá nhân sẽ không trực tiếp nâng cao tác dụng của việc kiểm soát nhưng khi đặt niềm hứng thú vào việc kiểm soát bản thân, ta sẽ khơi gợi được sự tích cực trong mình để tự kiểm soát sao cho hiệu quả hơn. Nhà khoa học Einstein từng nói:” niềm cảm hứng là người thầy tuyệt vời nhất”. Bất luận làm việc gì, nếu muốn thực hiện nó cho tốt thì niềm cảm hứng sẽ phát huy ảnh hưởng của mình.

Thuở học trò, có lẽ ai cũng có thể gặp trường hợp này: trong tiết học môn này thì ngủ gà ngủ gật, nghe giảng không lọt tai thành tích thi cử cũng không tốt nhưng ở môn học khác tinh thần của ta lại vô cùng hăng hái nghe giảng cực kì tập trung khả năng tiếp thu rất xuất sắc. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này liên quan đến phương pháp giảng bài của giáo viên, nhưng quan trọng hơn là chúng ta có hứng thú với môn học đó hay không? Bản thân học tập là một việc khá khô khan rất khó khăn để thực hiện trong thời gian dài. Nếu như ta không có hứng thú với chương trình học, tích cực trong học tập không cao thì khả năng kiểm soát sẽ giảm xuống. Ngược lại, nếu ta cảm thấy cảm hứng với môn học, ta sẽ đặt nhiệt huyết vào nó. Từ đó, có thể tập trung sinh lực, dốc hết ý chí, năng suất học tập sẽ được nâng lên. Khi không có hứng thú với một món hàng, dĩ nhiên ta sẽ không bị nó hấp dẫn, dù cho nó có rẻ đi chăng nữa ta cũng sẽ không mua. Nhưng nếu cảm thấy vô cùng thích thú với sản phẩm nào đó, ta sẽ dành rất nhiều thời gian để quan tâm đến nó, dù có phải bỏ ra nhiều tiền bạc cũng chẳng mảy may hối tiếc. Nhà tâm lý học Lalanne cho rằng: “Nếu như con người có thể thay đổi tư tưởng về việc đang làm thì họ sẽ không cảm thấy mệt mỏi, cũng sẽ không cảm thấy nhiều năng lượng”. Thay đổi tư tưởng ở đây chính là tạo niềm cảm hứng với một chuyện nào đó.

Trong cuộc sống, con người có khuynh hướng làm chuyện với mình yêu thích. Khi cảm thấy hứng thú với một việc nào đó, họ có thể dễ dàng kiểm soát bản thân. Chúng ta cần thay đổi quan niệm của mình và tưởng tượng sự việc theo cách thú vị hơn. Đói với một số người đi làm chủ yếu là để nuôi sống gia đình chứ đừng nói đến cảm thấy hứng thú. Họ ép bản thân phải tập trung sinh lực để chỉ hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng nếu ta thay đổi tư duy này tưởng tượng công việc là một chuyện gì đấy kích thích và chứa đựng nhiều thử thách, ta sẽ dễ dàng phát huy tính sáng tạo và khả năng tưởng tượng. Từ đó sinh ra thiện cảm đối với công việc mình đang làm. Rất nhiều người tự trách bản thân rằng vì không hào hứng với công việc đang làm nên họ mới không có cách nào đạt được thành tựu. Thật ra chỉ là bạn chưa có thái độ đúng đắn mà thôi. Nếu như nghiêm túc đầu tư cho công việc, bạn sẽ đạt được thành tích có nghĩa là có cảm giác thành công và tự nhiên sẽ nuôi dưỡng được niềm cảm hứng trong công việc của mình.  

Tokyo 2020.03.05

Leave a comment

KAORINGUYEN.LAND © 2024. All Rights Reserved.